top of page
Search

"Địa Ngục" - Ai không sợ?

  • Writer: Thịnh La
    Thịnh La
  • Jul 11, 2022
  • 4 min read

Thử tưởng tượng, bạn là “người quản trò” của một cuộc chơi. Để thu hút người chơi, bạn đặt ra những phần thưởng đủ hấp dẫn khiến họ say mê từ đầu đến cuối. Nhưng đột nhiên một ngày, họ không muốn chơi nữa, vì đâu đó ngoài kia có một trò khác thú vị hơn với những phần thưởng hấp dẫn hơn, và bạn có nguy cơ mất đi những người chơi của mình. Và cùng với đó là những hệ lụy khác.

Đương nhiên rồi, bạn không thể ngồi yên, bạn tìm cách thuyết phục họ ở lại. Nhưng chuyện đó không dễ chút nào. Bạn không thể đặt ra những phần thưởng hấp dẫn hơn nữa vì những “người quản trò” khác luôn thay đổi và bắt kịp những ý tưởng đó. Bạn phải sáng tạo và táo bạo hơn.

Và trong trường hợp này, cách mà một số “người quản trò” làm để thuyết phục người chơi không bỏ cuộc đó chính là, họ “thì thầm” vào tai người chơi những “hậu quả” mà họ phải gánh chịu khi “quit game”.


Bây giờ bạn có thể ngừng tưởng tượng và quay lại với thực tế.

“Phần thưởng” trong trường hợp này chính là thiên đường, còn hậu quả của việc “quay lưng” chính là sự đọa đày ở địa ngục. Và đó cũng chính là gốc rễ của khái niệm “địa ngục” trong tôn giáo.

Khi tìm hiểu về tôn giáo, một trong những chủ đề mình cho là thú vị nhất là Hell - Địa ngục. Hầu hết mỗi tôn giáo đều có cho riêng mình những khái niệm và minh hoạ rất riêng về Địa ngục. Tuy nhiên, mọi thứ có thể tạm hiểu ngắn gọn như sau.

Đối với những tôn giáo của phương Đông (Hindu hay Phật giáo), địa ngục như một “trạm trung chuyển” của rất nhiều kiếp người, và bất kì ai cũng đều có thể được “mua vé cho chuyến xe kế tiếp” và rời khỏi đây trong những kiếp sống sau nếu “đạt được những tiêu chuẩn nhất định”.

Ngược lại, các giáo phái phương Tây (Do Thái, Hồi giáo, và Thiên Chúa) cho rằng Địa ngục là đêm trường tăm tối, và ở nơi đó sự đau khổ và chịu đựng là không có điểm dừng. Còn điều gì thảm hơn nữa chứ? Và ngày mà Địa ngục thực sự bắt đầu chính là Ngàn Phán Xét, nơi mà tất cả sẽ phải đối diện với “cuộc xét duyệt điểm hạnh kiểm” vĩ đại nhất lịch sử loài người.


Hãy nói về “địa ngục” trong hai tôn giáo lớn nhất thế giới là Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Hai tôn giáo này đều cố gắng dùng những công cụ tốt nhất của mình để có thể khai thác hình ảnh “địa ngục” trong thế giới quan của họ. Ban đầu, họ dùng những quyển sách thánh. Nếu như kinh Qur’an của người Hồi chứa đựng rất nhiều những đoạn miêu tả một cách chi tiết và chân thực về “địa ngục”, khiến bất kì một ai đọc vào cũng đều phải run sợ thì Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo lại thể hiện những hạn chế và có vẻ không thể sánh được về mặt “hiệu quả” trong ngôn từ. Lúc này, Hồi giáo đang nắm ưu thế.

Nhưng như đã nói ở trên, một tôn giáo lớn không thể đi xa nếu không thể “khai thác” và “tận dụng” được tầm quan trọng của “địa ngục”.

Và khi nhận thấy được những hạn chế về mặt câu chữ trong Kinh Thánh so với kinh Qur’an, Thiên Chúa giáo đã đi một nước đi cao tay hơn rất nhiều. Họ dùng hình ảnh. Ai cũng biết “a picture is worth a thousand words”, và quan trọng hơn, đạo Hồi có truyền thống tuyệt đối không sử dụng hình ảnh trong việc thể hiện những niềm tin và quan niệm tôn giáo. Và lúc này, cán cân tỏ ra rất chênh lệch và ưu thế nghiên hẳn về Thiên Chúa giáo.


Rồi kể từ đó, Thiên Chúa giáo trở thành một viện bảo tàng vĩ đại của nhân loại nơi mà các nghệ sĩ thiên tài đã liên tục vắt kiệt trí tưởng tượng phong phú của mình để tạo ra những bức tranh, những bức điêu khắc, những hình ảnh minh họa sống mãi về sau.

Nổi bật nhất trong trào lưu này là “doom paintings”, tạm hiểu là những bức họa miêu tả hình ảnh ngày tận thế hay ngày phán xét với những minh hoạ rất cụ thể và rõ ràng về địa ngục. Trước đây, hầu hết các linh mục ở châu Âu đều thuê nghệ sĩ vẽ “doom painting” lên một mảng tường lớn trong nhà thờ của mình.

Đối với nhiều sử gia và nhà nghiên cứu, bức Doom Painting chân thực và có tính ảnh hưởng nhất lịch sử chính là tác phẩm có tên The Last Judgement của Stefan Lochner, được vẽ năm 1435. Vào thời điểm ra đời, những minh hoạ sắc nét về địa ngục phía góc phải bức tranh đã gây ám ảnh và làm nhiều người khiếp sợ.

Và đó cũng chính là lí do tại sao mình chọn bức tranh này làm hình ảnh của post này.


(Với sự tôn trọng tuyệt đối về tất cả các tôn giáo và niềm tin, mục đích duy nhất của bài viết này là chia sẻ thông tin)



The Last Judgement (Stefan Lochner, 1435)

 
 
 

コメント


Post: Blog2_Post
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

©2021 by astorybythinh.com. Proudly created with Wix.com

bottom of page